Thứ Hai, 1 tháng 10, 2018

Những yếu tố quan trọng cần biết trước khi thành lập công ty.


Những yếu tố quan trọng cần biết trước khi thành lập công ty.
Việc thành lập công ty là một quyết định vô cùng quan trọng nên các bạn cần nắm được những điều cơ bản về “trước” và “sau” khi thành lập công ty. Vậy làm thế nào để  thành lập công ty
mới  thì những điều Đa Lộc Tài trình bày dưới đây là những nội dung cơ bản và quan trọng nhất trong lĩnh vực pháp lí mà bạn cần biết và thực hiện trước khi hoạt động kinh doanh.
1. Điều kiện và chủ thể để thành lập công ty tại Việt Nam
Có CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân
Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
Không thuộc đối tượng không được thành lập doanh nghiệp (Công chức, viên chức…)
 2. Xác định thành viên/ cổ đông góp vốn hay sẽ tự đầu tư
Đây là việc làm rất quan trọng cần phải xác định, các thành viên/ cổ đông góp vốn là những người có thể quyết định sự tồn tại, phát triển hoặc giải thể doanh nghiệp. Hợp tác được những thành viên/ cổ đông đồng lòng, đồng quan điểm, lý tưởng sẽ là một trong những điều quyết định cho việc thành công của công ty và ngược lại. Hãy suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ trước khi hợp tác với cá nhân/ tổ chức để cùng thành lập công ty.
3. Loại hình doanh nghiệp
Hiện tại Việt Nam có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất cho nên quý khách cũng dễ dàng lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp:
Doanh nghiệp tư nhân: 1 cá nhân làm chủ (Loại hình này rất ít người lựa chọn do tính rủi ro về mặt pháp lý cao).
Công ty TNHH một thành viên:  là công ty mà 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật).
Công ty TNHH hai thành viên trở lên: là công ty bao gồm 2 cá nhân/ tổ chức – không quá 50 cá nhân/ tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật).
Công ty cổ phần: 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)
Chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp cần dựa vào số lượng người cùng tham gia vốn góp.
Một điểm chú ý là các loại hình doanh nghiệp có thể chuyển đổi qua lại được nên khi thành lập công ty  bạn cũng không cần quá đặt nặng vấn đề loại hình nào. Sau khi hoạt động ổn định mình hoàn toàn có thể Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sao cho phù hợp với hoạt động của công ty.
4. Đặt tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng.
Để tránh trùng lắp với tên các doanh nghiệp khác đang hoạt động, theo xu hướng các Công ty mới thành lập thường đặt tên doanh nghiệp dài hơn (tên có 3-4 chữ) hoặc tên doanh nghiệp bằng các chữ cái (có thể ghép bằng tiếng Anh)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét